Biểu tình quốc ca Hoa Kỳ Taking the knee

Cử chỉ này bắt đầu từ một trận đấu bóng bầu dục Mỹ năm 2016, trong đó Colin Kaepernick và người đồng đội 49ers Eric Reid quyết định quỳ gối trong lễ hát quốc ca, kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề bất bình đẳng sắc tộc và bạo lực cảnh sát.[3]

"Sau hàng giờ suy nghĩ cẩn thận, và cả một chuyến thăm của Nate Boyer, một cựu Lính mũ nồi xanh và từng là cầu thủ NFL, chúng tôi quyết định rằng nên quỳ, thay vì ngồi,... trong lễ hát quốc ca, như một hành động biểu tình ôn hòa," Reid nói. "Chúng tôi chọn quỳ bởi đó là một cử chỉ tôn trọng. Tôi nhớ đã nghĩ tư thế đó giống như treo cờ rủ để đánh dấu một bi kịch".[3]

Trong mùa bóng năm 2016, một số cầu thủ khác cũng quỳ gối trước trận đấu.[4] Hành động quỳ gối trở nên nổi tiếng sau khi Tổng thống đương nhiệm Trump lên án nó trong một cuộc vận động tháng 9 năm 2017, cho rằng đó là một hành động chống lại quốc ca và quốc kỳ Mỹ, và kêu gọi các chủ sở hữu đội bóng NFL đuổi những cầu thủ "khốn nạn" thực hiện nó. Đáp lại, hơn một trăm cầu thủ NFL bắt đầu quỳ gối trong những tuần tiếp theo, cùng với cả những vận động viên và khán giả của các môn thể thao khác.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Taking the knee http://www.theguardian.com/football/2021/jun/07/bo... http://www.theguardian.com/world/2020/dec/07/minis... //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.bbc.com/news/explainers-53098516 https://www.bbc.com/news/newsbeat-57382945 https://www.bbc.com/news/uk-politics-57828402 https://edition.cnn.com/2021/06/05/football/euro-2... https://www.nottinghampost.com/news/local-news/not... https://www.nytimes.com/2017/09/25/opinion/colin-k... https://www.skysports.com/football/news/11095/1232...